Quản lý Vận hành Sản xuất hiện đại và các Hệ thống Thực hành Sản xuất
Quản lý Vận hành Sản xuất hiện đại và các Hệ thống Thực hành Sản xuất Hỗ trợ tập trung vào tối ưu hóa lợi nhuận và hiệu suất
Quản lý vận hành sản xuất (MOM) là một nghệ thuật sắp đặt các chính sách và luật lệ cần thiết để duy trì giá trị sản xuất mà mọi người và mọi máy móc thiết bị liên quan cần thực hiện theo. Nó liên quan tới việc liên tục nâng cao hiệu quả của kho vật tư, sản xuất, điều khiển chất lượng, bảo hành bảo trì, và nhân lực xung quanh các mục tiêu chiến lược như giảm chi phí, đổi mới sản phẩm, tính bền vững, chất lượng và các quy chuẩn sản xuất phải tuân theo
MOM được cung cấp qua các ứng dụng như Hệ thống Thực hành Sản xuất - Manufacturing Execution Systems (MES), nơi các thông tin và quá trình vận hành chuyển đổi số cho phép thu được hiệu quả và rõ ràng trong những khu vực chức năng sau:
Quản lý Vận hành
Quản lý Mẻ và Công thức
Bạn có thể tiếp cận MOM từ một thiết bị hay một khu vực vận hành sản xuất, hoặc cũng có thể bao gộp vào tối đa chức năng MOM, tích hợp các cổng vận hành khác nhau qua hệ thống tự động hóa quá trình của doanh nghiệp. Bạn có thể thực hiện MOM ngay tại sàn nhà máy hoặc có thể sử dụng số hóa và tiêu chuẩn hóa các quá trình, KPIs, và các ứng dụng tối ưu nhất để triển khai.
Định nghĩa lại về Quản lý Vận hành Sản xuất.
Quản lý tốt hơn về vận hành công nghiệp có thể mang lại những lợi ích lớn lao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên rất nhiều công ty, khi được phân tích, cho thấy có nhiều hệ thống bằng tay kém hiệu quả, không thống nhất và rời rạc. Sự phối hợp cũng khó khăn với các phương thức truyền thống, và khi các chuyên viên nghỉ hưu hoặc thay đổi việc, thì họ cũng mang luôn theo kinh nghiêm làm việc của mình.
Phần mềm MOM và phần mềm hỗ trợ MES đem tới những công năng tuyệt vời trong việc thực hiện lệnh sản xuất cho nhà máy, thế nhưng nếu chúng không được sử dụng một cách dễ dàng, chủ động và mạnh mẽ trên thực tiễn, thì nó cũng có thể sẽ không thu được các kết quả kỳ vọng tối ưu
Các tiếp cần MOM/MES truyền thống cũng có thể là cứng nhắc, cản trở các quy trình sản xuất bình thường. Và nếu bạn cần tạo ra những thay đổi để chuyển hóa tạo ra những cơ hội kinh doanh, thì bạn có thể gặp rủi ro.
MOM theo Mô hình thì khác. Nó chứa đựng tất cả mọi thứ trong thế giới MOM/MES, nhưng nâng cao lên một mức mới về hiệu quả đạt được. Nó sử dụng một các tiếp cận độc đáo để mô hình lại tất cả các giao tiếp thực tiễn giữa sàn nhà máy, các quá trình của bạn, và con người. Nó cung cấp một bộ lõi các templates phù hợp với vận hành của bạn và một môi trường thiết kế dễ dàng trang bị sức mạnh cho bạn để sàng lọc và thích nghi dễ dàng, mà không cần phải làm coding.
Một cái nhìn sâu trực quan hơn vào Quản lý Vận hành Theo Mô hình.
*System Platform cung cấp một nền tảng diện rộng bao trùm toàn nhà máy, thời-gian-thực, nơi mà các ứng dụng MES có thể sử dụng để hòa nhập con người và các hoạt động tự động hóa thành những quy định và quá trình vận hành được chuẩn hóa
*Workflow Management - phần mềm có thể sử dụng lại, mô hình xây dựng tuân theo chuẩn với các thành phần từ các đa ứng dụng để áp dụng và các thực hành sản xuất, thiết lập các quy chế vận hành, và quản lý thay đổi. Quá trình đồ họa và các công cụ thiết kế giao diện người sử dụng loại bỏ đi các yêu cầu phải coding và API phức tạp. Thực hành dự án chuyển đổi từ code quản lý sang các quy trình vận hành và quản lý vận hành (SOPs).
Thêm vào việc tăng cường tính nhất quán trong quy trình sản xuất đa khu vực, mô hình này còn mang những hoạt động manual rời rạc trước đây vào chung cùng hệ thống tự động hóa.
MOM/MES-quan-ly-san-xuat
Những ai nhận được lợi ích từ MOM?
Vận hành hiệu quả mang tới các lợi ích cho cả Vận hành lẫn Điều hành nhà máy:
Kỹ sư vận hành có thể…
1. Tinh gọn – Quản lý các lệnh sản xuất qua cung cấp các chỉ dẫn tự động tới người vận hành, download các định dạng thông số sẵn tới thiết bị máy móc, nâng cao quản trị quá trình và chất lượng sản phẩm, và tối ưu hóa số lượng kho vật tư để đảm bảo sản xuất không bị đứt quãng.
2. Tối ưu hóa sử dụng tài sản – Giảm sát tài sản, hiệu suất vận hành máy móc tổng thể (OEE) và các sự kiện dừng máy. Điều này giúp xác định được các nút thắt cổ chai và thiết lập ra các công việc tối ưu nhất khi so sánh hiệu quả vận hành giữa các dây chuyền với nhau, giữa các thiết bị với nhau.
3. Duy trì Chất lượng – Củng cố chất lượng sản phẩm vững chắc thông qua các quá trình sản xuất được định trước, các quy trình công việc, sử dụng đúng nguyên vật liệu từ các bảng mô tả kỹ thuật.
4. Nâng cao chất lượng – Giảm phế phẩm, tối thiểu các biến, tăng năng suất bằng giảm thành phẩm lỗi hỏng sử dụng các phương pháp điều khiển quá trình thống kê (SPC).
Ban Điều hành có thể…
1. Điều khiển vận hành kinh doanh – Mọi người có theo đúng với các quy trình và có thích nghi được thực hành tốt nhất giống nhau không? Các thay đổi chất lượng ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng thế nào? Vận hành kinh doanh và vận hành nhà máy có xem được trên thời gian thực mong muốn để ra quyết định kế hoạch tốt nhất được không?
2. Quy chuẩn tài liệu – Giảm rủi ro thu hồi sản phẩm và bảo vệ uy tín thương hiệu của bạn bằng cách lập ra luât và bảo đảm tất cả các sản phẩm đáp ứng chặt và đúng theo mô tả thiết kế kỹ thuật. Lập hồ sơ quá trình thực hành sản xuất với các ghi chép chất lượng và truy dõi được cụ thể.
3. Nhìn vào quá trình – Thu được cái nhìn rõ ràng vào chuỗi cung ứng và hỗ trợ ra quyết định để lập kế hoạch tốt hơn và đáp ứng các mục tiêu thỏa mãn khách hàng.
4.Lái con sóng – Tạo điều kiện tích hợp gần lại hơn giữa kế hoạch kinh doanh và các chức năng kinh doanh với vận hành sản xuất để nâng cao sự nhanh nhạy, tận dụng các cơ hội mang đến lợi nhuận từ yêu cầu thị trường, và công suất nhà máy tối ưu.