Tự động hóa là gì? Ứng dụng tự động hóa tại Việt Nam hiện nay

Tự động hóa là gì? Ứng dụng tự động hóa tại Việt Nam hiện nay

Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang tự động hóa doanh nghiệp từng ngày, từng giờ. Những doanh nghiệp còn lại cần làm gì để chuẩn bị cho quá trình tự động hóa?

1. Tự động hóa là gì?

Quá trình các doanh nghiệp ứng dụng các hệ thống điều khiển cho các thiết bị tự hoạt động, giảm thiểu tối đa vai trò của con người trong sản xuất, lao động thì được gọi là Tự động hóa  hay điều khiển tự động.

tự động hóa là gì

Trong các hệ thống này thì máy móc sẽ làm việc theo chương trình cài đặt sẵn, con người sẽ chỉ giám sát, ra lệnh điều khiển  thông qua một giao diện màn hình người – máy (HMI), mọi thông tin hệ thống sẽ hiển thị trên giao diện này.

2. Những ưu điểm của hệ thống tự động hóa

Ưu điểm nổi bật khi doanh nghiệp ứng dụng hệ thống tự động hóa :

  • Tăng năng suất, hiệu suất: Hệ thống tự động hóa có thể cho phép doanh nghiệp họat động, sản xuất liên tục, thời gian ngưng máy sẽ rất hạn chế. Vì vậy, năng suất, hiệu suất sản xuất sẽ được cải thiện và nâng cao, đảm bảo luôn theo sát kế hoạch sản xuất.
  • Nâng cao độ an toàn: Trước kia, con người làm việc trong mọi hoàn cảnh và điều kiện môi trường, kể cả môi trường độc hại và nguy hiểm. Nhờ hệ thống tự động hóa thay thế mà con người con người không phải làm việc trong những môi trường nguy hiểm đó nữa.
  • Chất lượng sản phẩm được đảm bảo và cải thiện:thông tin, dữ liệu sản xuất được thu thập, tập trung và phân tích, đưa ra những cảnh báo để có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo chất lượng đầu ra luôn đạt chuẩn, ổn định. Lượng sản phầm lỗi ít đi
  • Giảm chi phí vận hành: tự động hóa giúp giảm thiểu chi phí sửa chữa thông qua những cảnh báo sớm, giảm số nhân lực trong vận hành sản xuất, chi phí đó dùng để nang cao trình độ chuyên môn cho người cận hành hệ thống tự động hóa.
  • Khả năng mở rộng linh hoạt: Thêm dây truyền, mở rộng thêm phân xưởng chỉ cần thay đổi một ít chương trình hoặc triển khai y hệt như hệ thống tự động hóa hiện hữu.

ưu điểm hệ thống tự động hóa

3. Nhược điểm khi áp dụng tự động hóa

Những nhược điểm khi doanh nghiệp triển khai hệ thống tự động hóa:

Nhân công bị cắt giảm và đòi hỏi trình độ cao hơn: Hệ thống tự động hóa được triển khai thì một phần lớn nhân công của hệ thống truyền thống sẽ bị mất việc làm. Muốn có vị trí trong hệ thống mới yêu cầu họ phải năng cao trình độ. Làn sóng tự động hóa sẽ gây ra sự xáo trộn và xu hướng chuyển dịch công việc.

Chi phí đầu tư cao: việc chuyển từ sử dụng hệ thống truyền thống con người sang hệ thống tự động hóa đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất cao. Từ máy móc thiết bị, phần mềm cho đến việc đào tạo nhân công vận hành hệ thống này.

Rủi do bảo mật và an ninh hệ thống: Hệ thống tự động hóa luôn thường trực bị tấn công bảo mật, nhất là những hệ thống được kết nối với Internet. Khi đầu tư hệ thống tự động hóa thì doanh nghiệp cũng phải đầu tư  một hệ thống an ninh bảo mật dữ liệu nhiều lớp an toàn để bảo vệ hệ thống trước mọi rủi do.

4. Ứng dụng tự động hóa tại Việt Nam

3.1. Tình hình chung

Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang Tự động hóa doanh nghiệp mình từng ngày, từng giờ. Từ những doanh nghiệp nhỏ đến các doanh nghiệp lớn hay tập đoàn đang ứng dụng tự động hóa vào từng khâu sản xuất. Từng phân xưởng hay tự động hóa cả nhà máy luôn. Các ngành như thực phẩm và đồ uống, điện, điện tử, khai mỏ… cho thấy tốc độ tự động hóa rất cao.

3.2. Các giải pháp của AVEVA với hệ thống tự động hóa ở Việt Nam.

AVEVA có hơn 50 năm trong đổi mới phần mềm công nghiệp, là tập đoàn hàng đầu thế giới cung cấp các giải pháp tự động hóa, hiện đại hóa sản xuất cho các doanh nghiệp.

ứng dụng tự động hóa trong các ngành

Tại Việt Nam có hơn 150 doanh nghiệp sử dụng giải pháp của AVEVA để tự động hóa doanh nghiệp mình. Tiêu biểu trong ngành thực phẩm và đồ uống như: Vinamilk, TH Milk, Nestle, Cocacola, Pepsi, Tân Hiệp Phát,…

Trong ngành điện có: Nhà máy thủy điện Sơn La- Lai Châu, Nhà máy thủy điện Tuyên Quang, Nhà máy thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận, Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ, hà máy nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy nhiệt điện Mông Dương, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Nhà máy điện gió Quảng Bình…

Trong ngành thép có: Formosa Hà Tĩnh, Hòa Phát Steel, VIS Steel, Phương Nam Steel, Hoa Sen Group, China Steel,…Giải pháp của AVEVA được sử dụng trong rất nhiều ngành nữa: lọc dầu, xi măng, điện tử, nước & nước thải…

Các giải pháp phần mềm của AVEVA được doanh nghiệp sử dụng:

- Điều khiển giám sát HMI/SCADA: AVEVA Edge, AVEVA InTouch HMI, AVEVA System Platform, AVEVA Development Studio

- Thu thập, báo cáo dữ liệu và truy xuất dữ liệu trên đám mây: AVEVA Historian, AVEVA Historian Client, AVEVA Insight

- Điều hành hoạt động sản xuất: AVEVA Manufacturing Execution System, AVEVA Batch Management, AVEVA Discrete Lean Management

- Quản lý Hiệu suất tài sản, dự báo sớm: AVEVA APM Assessment, AVEVA Predictive Analytics (PRiSM)

Để  biết thêm chi tiết về các giải pháp phần mềm của AVEVA vui lòng liên hệ với chúng tôi - Q Systems:

Email:qsystems@hn.vnn.vn
Tel: (+84) 24.3976 0144

Tin tức nổi bật